Chia sẻ mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường hoàn hảo nhất 2021

DLA

 

Mục lục:

1. Thông tin cơ bản về CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

1.1 CV là gì?

1.2 Bố cục cơ bản của một mẫu CV sinh viên mới ra trường

2. Hướng dẫn viết CV dành cho sinh viên mới ra trường

2.1 Thông tin cá nhân

2.2 Mục tiêu nghề nghiệp

2.3 Kỹ năng

2.4 Kinh nghiệm làm việc

2.5 Trình độ học vấn và chứng chỉ liên quan

2.6 Người tham chiếu

3. Những lỗi thường gặp khi viết CV dành cho sinh viên mới ra trường

3.1 Thứ tự thời gian không chính xác

3.2 Sai nội dung phần người tham chiếu

3.3 Lỗi chính tả

4. Cách viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

4.1 Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển

4.2 Tham khảo kỹ bản mô tả công việc

4.3 Viết CV “match” với bản mô tả công việc

5. Tạo CV chuyên nghiệp tại TopCV

Chuẩn bị CV là bước quan trọng mà mọi sinh viên đều phải thực hiện nếu muốn ứng tuyển thành công. Hiểu rõ về chiến lược viết CV cho sinh viên mới ra trường sẽ giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn nắm trọn bí quyết tạo CV hiệu quả thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé! 

Thông tin cơ bản về CV xin việc cho sinh viên mới ra trường 

CV là gì? Cần ghi những thông tin nào vào CV? Vì sao CV lại là yếu tố cần thiết nhất khi tham gia tuyển dụng? Những câu hỏi này sẽ được lý giải ngay sau đây: 

CV là gì? 

CV là một loại hình sơ yếu lý lịch phổ biến. Thuật ngữ này có tên gọi tiếng Anh đầy đủ là “Curriculum Vitae”. Về bản chất thì CV chính là văn bản tóm tắt thông tin cá nhân của ứng viên khi đi xin việc. CV đại diện cho lời giới thiệu của cá nhân đến với công ty. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ xem xét và lựa chọn ra người phù hợp nhất. Tiêu chí đánh giá bao gồm: mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, học vấn… 

data

 

CV là gì? 

Khác với CV xin việc của những người từng đi làm trước đó, CV dành cho sinh viên mới ra trường tập trung nhiều vào học vấn và mục tiêu nghề nghiệp hơn. Ngoài ra, những ai sở hữu hoạt động ngoại khóa hoặc thành tính, giải thưởng nổi bật cũng sẽ là lợi thế to lớn. Bởi vậy, phải nắm chắc cách viết CV ấn tượng cho sinh viên mới ra trường thì ứng viên trẻ có thể tạo được ấn tượng được giữa vô vàn đối thủ nặng ký khác.

Bố cục cơ bản của một mẫu CV sinh viên mới ra trường 

Bố cục của CV là điều đầu tiên nhà tuyển dụng chú ý tới. Vậy nên bạn luôn phải gạch rõ ý để hạn chế thiếu sót. Hãy chú ý sắp xếp bố cục CV sao cho hợp lý và logic. Điều này không chỉ đảm bảo CV sẽ có hình thức trình bày đep và khoa học mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, đầu tư kỹ lưỡng. 

Bố cục CV dành cho sinh viên mới ra trường cụ thể được sắp xếp lần lượt như sau: 

Thông tin cá nhân

Thông tin liên lạc

Mục tiêu nghề nghiệp

Trình độ học vấn

Kinh nghiệm làm việc (sắp xếp theo trình tự thời gian)

Kỹ năng/điểm mạnh, điểm yếu 

Hướng dẫn viết CV dành cho sinh viên mới ra trường

data

 

Hướng dẫn viết CV cho sinh viên mới ra trường

Thông tin cá nhân 

Trong phần thông tin cá nhân, bạn nên ghi đầy đủ và rõ ràng mọi thông tin liên quan đến bản thân. Các thông tin này bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ hiện tại, số điện thoại di động, địa chỉ email, tài khoản mạng xã hội,...Việc liệt kê chi tiết các thông tin giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin cơ bản về bạn. Nội dung càng chi tiết thì độ tin cậy của CV càng gia tăng. 

Hơn nữa, trong trường hợp bạn trúng tuyển thì nhà tuyển dụng còn có thể liên hệ lại với bạn qua thông tin trên CV. Vì thế, không cần ghi thông tin lan man và dài dòng mà chỉ cần đúng và đủ thôi nhé! Đừng quên đọc lại mục này để tránh ghi nhầm số điện thoại hoặc địa chỉ email. 

Mục tiêu nghề nghiệp

Để CV thêm ấn tượng thì đừng bỏ qua phần mục tiêu nghề nghiệp. Đa phần sinh viên vừa ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên hãy tận dụng phần mục tiêu nghề nghiệp này để thể hiện định hướng tương lai. Tuy nhiên, hạn chế đưa ra mục tiêu nghề nghiệp quá mơ mộng, thiếu thực tế. Thay vào đó nên xác định mục đích khả thi và hợp lý. Đặc biệt là mục tiêu có liên quan mật thiết tới vị trí việc làm mong muốn. 

Bạn có thể chia mục tiêu thành 2 nội dung:

Mục tiêu ngắn hạn: Thời gian từ 6 tháng - 1 năm. Chủ yếu nêu ra mong muốn trau dồi và cải thiện kỹ năng qua công việc

Mục tiêu dài hạn: Thời gian từ 1 năm trở nên. Tập trung nói về dự định phát triển sự nghiệp, lộ trình thăng tiến mong muốn

Kỹ năng

Kỹ năng là nội dung cần thiết để nhà tuyển dụng thấy rõ tiềm lực của bạn. Vì vậy, hãy trình bày đầy đủ cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Nếu chưa xác định được kỹ năng của bản thân thì hãy thử ngay trắc nghiệm tính cách MBTI. Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu bảng mô tả công việc để lựa chọn kỹ năng nào là phù hợp với môi trường làm việc và văn hoá doanh nghiệp nhất. 

Chú ý, đối với một số ngành nghề đặc thù thì cũng phải đi kèm với kỹ năng tương tự. Ví dụ, bạn ứng tuyển vào vị trí phóng viên báo chí thì cần hội tụ các kỹ năng sau: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết, kỹ năng chụp ảnh,...

Kinh nghiệm làm việc

Sinh viên mới tốt nghiệp thường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, CV dành cho sinh viên mới ra trường không quá khắt khe trong phần kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, đây vẫn là nội dung quan trọng trong CV tuyển dụng nên hãy khéo léo chọn lọc để chứng tỏ năng lực. Bạn có thể ghi chú lại những công việc làm thêm bán thời gian trong quá khứ có liên quan đến công việc hiện tại. 

Nếu kinh nghiệm đó không liên quan trực tiếp đến công việc ứng tuyển thì cũng không sao. Trong lúc phỏng vấn, hãy sử dụng lối diễn đạt phù hợp để biến chúng thành trải nghiệm tích cực. Khuyến khích bạn sử dụng kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa để thay thế thì càng tốt. Nhà tuyển dụng ngày nay rất ưa chuộng nhân viên năng động nên hãy cố gắng tham gia nhiều hoạt động xã hội. 

Trình độ học vấn và chứng chỉ liên quan 

Thông tin học vấn của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá khách quan hơn về ứng viên. Yếu tố bằng cấp ngày nay có thể không còn quá quan trọng nhưng vẫn là yếu tố then chốt để chọn lọc ra những ứng viên xuất sắc . Muốn chăm chút mục trình độ học vấn cẩn thận thì hãy tham khảo những lưu ý sau: 

Sắp xếp nơi học tập theo trình tự thời gian. Thông thường, các ứng viên sẽ bắt đầu từ trình độ học vấn cao nhất hiện tại

Nêu chi tiết thông tin về tên trường học, chuyên ngành, bằng cấp đã đạt được hoặc thời gian dự kiến tốt nghiệp

Nếu bạn có chứng chỉ chuyên môn khác thì cũng nên liệt kê ra để tạo điểm nhấn cho CV

Người tham chiếu  

Khái niệm người tham chiếu còn được gọi là “reference” trong CV. Đề mục này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác minh lại toàn bộ thông tin do ứng viên cung cấp. Người tham chiếu trong CV dành cho sinh viên mới ra trường có thể là giảng viên Đại học, quản lý cũ, đồng nghiệp cũ tại những công ty mà bạn từng thực tập hoặc làm part-time. Đối với những đợt tuyển dụng có tỷ lệ cạnh tranh cao thì người ta thường dựa vào phần người tham chiếu để sàng lọc ứng viên. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Viết CV như thế nào cho đúng chuẩn?

Những lỗi thường gặp khi viết CV dành cho sinh viên mới ra trường  

data

 

Nên tránh lỗi nào khi viết CV cho sinh viên mới ra trường?

Thứ tự thời gian không chính xác 

Để viết CV chuẩn và mang tính thuyết phục thì luôn phải chú ý cập nhật nội dung theo thứ tự thời gian. Điều này góp phần thể hiện tính cách cẩn thận và sự đầu tư khoa học. Khi tạo CV, bạn nên chú ý: 

Trình bày nội dung theo thứ tự nhất định. Tránh để yếu tố thời gian trở nên lộn xộn, thiếu chính xác

Ghi rõ thời gian làm việc trong quá khứ để nhà tuyển dụng biết được mức độ gắn bó của bạn

Chuẩn bị ảnh hoặc bằng chứng cần thiết trong trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu

Sai nội dung phần người tham chiếu

Hãy lưu ý chọn người tham chiếu theo tiêu chí dưới đây để tránh sai sót nhất: 

Ưu tiên những người làm cùng ngành nghề, có trình độ chuyên môn tốt

Chọn người lớn hơn tuổi để tăng tính uy tín

Chọn người từng làm việc cùng hoặc đã tiếp xúc trực tiếp, từ đó họ mới hiểu rõ về năng lực làm việc của bạn

Lỗi chính tả 

Lỗi chính tả là một trong những sai lầm phổ biến trong CV. Nếu để CV xin việc tràn lan lỗi chính tả thì sẽ chỉ mang lại điểm trừ không đáng cho ứng viên. Ngoài lỗi sai về từ vựng, dấu câu thì một số bạn trẻ còn hay sai lỗi định dạng và phông chữ. Sai chính tả không chỉ làm xấu CV của bạn mà còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu cẩn thận. Vậy nên trước khi nộp CV thì hãy rà soát lại kỹ lưỡng. Nhờ người khác đọc hộ CV cũng là cách hay để hạn chế lỗi sai. 

Cách viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng 

Nhà tuyển dụng thường chỉ dành từ 5 đến 7 giây cho một CV. Đó là một khoảng thời gian cực ngắn nên hãy tạo CV khéo léo để gây ấn tượng ngay tức khắc. 

Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển 

Bao giờ cũng vậy, trước khi viết CV thì luôn phải tìm hiểu lại về tổng quan công ty. Bạn cần nắm rõ tính chất hoạt động và môi trường lao động để xác định đúng định hướng phát triển. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tới dòng sản phẩm hoặc nội dung dịch vụ mà công ty cung cấp. Qua đó, bạn sẽ chọn lọc được mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất, sát sao với mục tiêu lâu dài của công ty. 

Tham khảo kỹ bản mô tả công việc

Nếu chưa biết ghi CV như thế nào là hiệu quả thì hãy tham khảo yêu cầu từ bảng mô tả công việc. Đây là nội dung phía công ty đưa ra, mang lại cái nhìn tổng quan về vị trí tuyển dụng nên sinh viên trẻ hãy dựa vào từng đề mục mà phân tích. Từ bảng mô tả công việc/job description, bạn có thể dễ dàng xác định mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, điểm mạnh…hợp lý. 

Ví dụ: Từ bảng mô tả công việc nhân viên Marketing, bạn xác định được kỹ năng cần có là khả năng giao tiếp, ngoại ngữ. Còn đối với mô tả công việc Graphic Designer thì lại yêu cầu kỹ năng mỹ thuật, kỹ năng tin học nâng cao. 

Viết CV “match” với bản mô tả công việc 

Một CV liên quan mật thiết đến công việc ứng tuyển thì càng chứng tỏ ứng viên này thật sự nghiêm túc muốn công việc đó. Nội dung CV “match” với yêu cầu tuyển dụng vừa thể hiện sự quan tâm nhất định, vừa chứng tỏ thái độ đầu tư cẩn thận của ứng viên. Nên chú trọng nhất những yếu tố sau để tạo CV hoàn hảo nhất: 

Trình độ học vấn với chuyên ngành phù hợp với vị trí ứng tuyển

Kinh nghiệm làm việc ở những vị trí tương đương

Các kỹ năng phù hợp, cần thiết

Các bằng cấp, chứng chỉ liên quan tới công việc

 

Thị trường lao động đang ngày càng đề cao tính cạnh tranh trong tuyển dụng. Nhiều cơ hội việc làm mở ra cũng có nghĩa là số lượng người tìm việc gia tăng. Trong đó, thế hệ sinh viên mới ra trường luôn phải phát huy năng lực, tạo ấn tượng ngay từ CV để không rơi vào thất nghiệp. 

Ban Truyền thông