Đoàn trường DLA: Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, biên giới lần 2 cho đoàn viên, sinh viên

DLA

Thực hiện chương trình công tác đoàn và Phong trào TTN năm 2022, ngày 24-10-2022 Đoàn trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) tổ chức chuyên đề “Tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam” cho 330 cán bộ đoàn, đoàn viên Nhà trường.

Đồng chí Trương Phú Quí –Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ nhiệm CLB Lý luận trẻ báo cáo viên chuyên đề “Tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam”
Đồng chí Trương Phú Quí –Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ nhiệm CLB Lý luận trẻ báo cáo viên chuyên đề “Tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam”
data

Tham dự chương trình có đồng chí Trương Phú Quí – Phó Bí thư đoàn trường – báo cáo viên, cùng các đồng chí BCH đoàn trường, quý thầy/cô thư ký khoa và các cán bộ đoàn, đoàn viên Trường DLA.

data

Tại buổi sinh hoạt, cán bộ đoàn, đoàn viên Nhà trường được báo cáo viên tuyên truyền các vấn đề liên quan đến biển, đảo với các nội dung trọng tâm như:

(1) Tuyên truyền về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế;

(2) Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về biển, đảo;

(3) Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển;

(4) Nâng cao đời sống Nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển;

(5) Đảm bảo an ninh – quốc phòng, phát triển kinh tế biển;

(6) Hợp tác quốc tế về những lĩnh vực liên quan đến biển, đảo; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

(7) Tuyên truyền Luật Biển Việt Nam;

Bên cạnh đó báo cáo viên vận động cán bộ, đoàn viên, sinh viên Nhà trường tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động hướng vể biển, đảo trong thời gian tới.

Thông qua buổi sinh hoạt chuyên đề giúp cán bộ đoàn, đoàn viên, sinh viên Nhà trường hiểu rõ hơn về đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển đảo, biên giới; Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm, phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi ĐVTN đều có trách nhiệm ra sức cống hiến sức trẻ của mình cho đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

Đoàn trường

 

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2013;

Luật Biển VN gồm có 07 chương, 55 điều.

Một số điểm mới quan trọng sau:

1. Luật biển Việt Nam quy định một cách đầy đủ hơn về phạm vi, chế độ pháp lý của các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với quy định tương ứng trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

2. Luật biển Việt Nam quy định rõ về quyền tự do hàng hải, hàng không trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

3. Luật biển Việt Nam quy định chi tiết về việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam. Với quy định này của Luật biển Việt Nam, ta đã bỏ quy định trước đây yêu cầu tàu quân sự nước ngoài phải xin phép trước khi vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam.

4. Luật biển Việt Nam quy định các nguyên tắc lớn về giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước, hợp tác quốc tế về biển, quản lý và bảo vệ biển, phát triển kinh tế biển, tuần tra kiểm soát trên biển. Các quy định này một mặt khẳng định lại chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết tranh chấp về biển, đảo, đồng thời tạo khung pháp lý quan trọng để triển khai các công tác quản lý, bảo vệ biển và phát triển kinh tế biển, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo nước ta. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản Luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo nước ta.

Việc Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo với các nước bằng các biện pháp hòa bình đã chuyển thông điệp quan trọng của ta đến toàn thế giới: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.